Micro là thiết bị quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong các dàn âm thanh karaoke. Thế nhưng để mua được sản phẩm phù hợp mục đích sử dụng, với mức chi phí hợp lý nhất thì bạn cần “hiểu rõ'” về nó. Bài viết này sẽ giúp bạn biết rõ về thiết bị này để đưa ra quyết định phù hợp.
Nhiều người thường có suy nghĩ sai lầm, chọn mua micro chỉ cần thu được tiếng ca, giọng nói là được. Tuy nhiên micro ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của dàn âm thanh, góp phần mang đến một giọng hát trung thực, trong trẻo, giúp những màn trình diễn âm thanh trở nên hoàn hảo hơn. Chính vì thế, khi mua thiết bị này bạn cần quan tâm đến các thông số kỹ thuật quan trọng, hiểu thêm về tính năng, lĩnh vực ứng dụng để mua và sử dụng đúng mục đích. Bài viết dưới đây sẽ điểm lại các chức năng chính, cơ bản nhất của một micro, qua đó giúp bạn mua và sử dụng micro hiệu quả hơn.
Phân loại micro
Có 2 loại micro chính, được sử dụng nhiều nhất trên thị trường hiện nay hiện nay:
+ Micro dynamic (micro dạng tụ điện)
+ Micro condenser (micro dạng điện động)
Mỗi loại có một chức năng và ứng dụng riêng, bạn có thể tìm hiểu thêm về hai loại micro này tại: http://songnhac.com.vn/lua-chon-micro-karaoke-dymamic-hay-condensor.html
Tính định hướng
Tính định hướng (Polar Pattern) của micro sẽ quyết định đến hướng thiết bị thu sóng âm vào ở khu vực nào. Có 2 loại là micro không định hướng (micro đa hướng) – Omnidirectional và micro định hướng – Unidirectional.
Micro không định hướng có thể hút sóng âm ở tất cả các hướng xung quanh micro: trái, phải, trước, sau… Nghĩa là thay vì cầm micro hướng vào miệng khi hát thì bạn cũng có thể để lệch qua trái - phải mà micro vẫn có thể bắt được âm thanh. Bởi vì đặc tính này, nên khi sử dụng micro, người dùng dễ gặp phải tình trạng hú, rít, cần căn chỉnh bằng equalizer cho từng môi trường khác nhau. Loại micro không định hướng thường được ứng dụng trong việc dùng làm micro cài áo cho diễn viên, kịch nói, điện ảnh.
Micro không định hướng
Mặt khác, micro định hướng chỉ hút được âm thanh ở những hướng cụ thể, được chú thích rõ trên các bảng kỹ thuật đi kèm sản phẩm, bao gồm:
+ Cardiod: Hút âm thanh ở phía trước và xung quanh.
+ Super Cardiod: Hút âm thanh ở phía trước, xung quanh và một ít phía sau.
+ Short gun: Hầu như chỉ hút âm thanh ở phía trước nhưng hút được rất xa.
+ Long gun: Giống như kiểu short gun nhưng hút xa hơn nhiều.
Với loại micro này, bạn có thể kiểm soát được hướng hút âm của micro, tránh việc hút các âm thanh dội lại, hiếm xảy ra tình trạng hú rít, thường dùng cho các dàn karaoke, ca sĩ, thuyết trình viên,…
Micro định hướng Cardiod
Mỗi micro đều có những ưu nhược điểm riêng, phù hợp từng mục đích sử dụng khác nhau. Bạn cần tìm hiểu xem micro của mình thuộc loại nào, để trong khi sử dụng có thể xác định hướng thu âm của thiết bị, giúp đạt được hiệu quả âm thanh tốt nhất.
Độ nhạy
Độ nhạy (Sensitivity) của micro thể hiện cường độ hoặc độ lớn của tín hiệu âm thanh mà micro có thể thu được. Micro nhạy hơn tức sẽ hút xa hơn, ta có thể giảm bớt Gain và Volume trên Mixer. Điều đó có nghĩa là ta đã tiết kiệm đựợc headroom (khoảng dự trữ tín hiệu từ độ lớn âm thanh trung bình đến độ lớn của âm thanh tối đa).
Đáp tuyến tần số
Thông số đáp tuyến tần số (Frequency Reponse) thể hiện dải tần số mà micro có thể thu hoặc phát được. Thông số này cũng có trong các loại loa và vài thiết bị khác. Có thể hiểu đây là khoảng âm thanh cao nhất và thấp nhất mà micro có thể thu và phát được. Micro có dải tần càng rộng nghĩa là thể hiện được những âm thanh trầm sâu hơn (nghe ấm hơn) và phát được âm thanh cao hơn (tiếng treble sẽ sáng hơn).
Hiện nay hầu hết các nhà sản xuất đều quy định thông số này ở khoảng 20Hz-20KHz, là dải tần mà tai người có thể nghe được. Vì vậy người dùng có thể kiểm chứng thông số này thông qua việc thử trực tiếp từng sản phẩm cụ thể.
Tổng trở
Micro được sản xuất với 2 loại tổng trở (Impedance): tổng trở cao và tổng trở thấp. Tổng trở cao (Hi Z) thường trên 2000 Ohm. Các loại micro này thường sử dụng các loại dây tín hiệu Unbalanced, dùng jack kết nối 6 ly. Dây tín hiệu Unbalanced chỉ nên kéo dài dưới 10 mét, nếu hơn thường xảy ra các tình trạng nhiễu, âm thanh bị ù, tiếng treble thu được không hiệu quả.
Tổng trở thấp (Lo Z) có thông số thường thấp hơn 1000 Ohm. Micro tổng trở thấp thường dùng dây tín hiệu Balanced (dây tín hiệu 3 ruột), jack kết nối XLR (jack canon). Dây tín hiệu Balanced sẽ ổn định và hoạt động tốt hơn dây Unbalanced.
Micro MUSICWAVE BG-99 có tổng trở 600 Ohm ± 30% ( tại 1.000Hz)
Hiệu ứng Proximity Effect
Hiệu ứng này có trong tất cả các loại micro điện động (micro dynamic): nếu ta càng đưa micro ra xa nguồn phát, thì độ lớn của âm thanh càng giảm, tuy nhiên tiếng bass-âm trầm- của micro sẽ giảm nhiều hơn là độ lớn âm thanh. Tình trạng khiến âm trung, âm cao, âm trầm sẽ không giảm đồng đều mà âm trầm sẽ giảm hơn rất nhiều so với âm trung và cao.
Hiệu ứng này không hề có trong các loại micro condenser, khi đưa micro ra xa nguồn phát, âm thanh chỉ nhỏ đi chứ không bị mất âm bass. Vì thế các loại micro dùng chuyên cho phát biểu, diễn thuyết như các loại micro cổ ngỗng đặt trên các bục như trong nhà thờ, phòng hội nghị thường dùng micro condenser.
Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về micro hiện nay trên thị trường. Với những chia sẻ trên, Sóng Nhạc hy vọng có thể giúp bạn tìm mua và lựa chọn được loại micro phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân. Mọi thông tin cần tư vấn xin liên hệ Hotline: 028 38 38 6789 của chúng tôi ngay bây giờ.
Nguồn: http://songnhac.com.vn/
Xem thêm:
Nhận xét
Đăng nhận xét