Dàn âm thanh hội trường cần những thiết bị gì?

 Nhiều người cho rằng dàn âm thanh hội trường rất phức tạp, bao gồm rất nhiều thiết bị và khó phối ghép. Vậy một dàn âm thanh hội trường sân khấu gồm những thiết bị gì và có những lưu ý gì khi lắp đặt không?

dan-am-thanh-hoi-truong

Tại sao phải sử dụng dàn âm thanh hội trường?

Hội trường là 1 không gian công cộng rất rộng lớn. Là nơi chứa được nhiều người với mục đích tổ chức sự kiện, hội họp, liên hoan văn nghệ cho 1 đơn vị, cơ quan hay một doanh nghiệp nào đó.

Khi bạn đứng diễn thuyết trên sân khấu trước một đám đông có vài trăm người; nếu như không có hệ thống âm thanh khuếch đại tiếng của bạn, thì liệu những người ngồi phía dưới có nghe rõ bạn đang nói gì không.

Hay một buổi diễn văn nghệ có hai ca sỹ song ca. Phía dưới là hàng nghìn khán giả. Nếu không có hệ thống âm thanh hội trường hỗ trợ thì có khác nào khán giả đang xem hai người thì thầm với nhau. Bên cạnh đó, hệ thống ánh sáng sân khấu sẽ là một điểm nhấn quan trọng. Góp phần tạo nên sự lung linh đầy ấn tượng cho buổi biểu diễn.

Dàn âm thanh hội trường bao gồm thiết bị gì?

Micro

Một trong những thiết bị đầu tiên phải được kể đến đó là Micro. Sản phẩm vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người và không thể thiếu trong hệ thống âm thanh hội trường.

Điều cần chú ý nhất đó là việc lựa chọn Micro sao cho phù hợp. Có dòng Micro có dây, Micro không dây hay Micro cổ ngỗng để bục phục vụ hội trường.

micro-khong-day-musicwave-hs1700Micro không dây MUSICWAVE HS -1700

Bàn Mixer

Giống với amply hay vang số, mixer sẽ giúp hòa trộn, xử lý các tín hiệu âm thanh nhận được từ các thiết bị khác. Nhưng Mixer có thể xử lý tín hiệu âm thanh từ nhiều nguồn thiết bị hơn. Đồng thời, chất lượng âm thanh được tạo ra cũng tốt hơn.

Equalizer

Equalizer là thiết bị quan trọng không thể thiếu trong một dàn âm thanh hoàn chỉnh. Thiết bị điều chỉnh cân bằng giữa các thành phần tần số trong tín hiệu âm thanh. Việc sử dụng cân bằng được biết đến nhiều nhất là trong ghi âm và tái tạo âm thanh nhưng có nhiều ứng dụng khác trong xử lí tín hiệu số. Equalizer được sử dụng để đạt được sự cân bằng được gọi là bộ cân bằng âm thanh. Các thiết bị này tăng cường hoặc làm giảm năng lượng của các dải tần số cụ thể.

Crossover

Đối với một dàn âm thanh sân khấu, luôn phải đánh trải dài đủ các tần số từ thấp đến cao từ 40Hz đến 20Khz. Đây còn được gọi là phổ âm thanh, hay chính là dải tần âm thanh.

Hiện nay, hầu hết tất cả các loa, kể cả các dòng loa full, chúng cũng không có khả năng bao phủ toàn bộ âm thanh từ tần số thấp đến cao. Chính vì vậy, để khắc phục được những điều này, nhằm tạo nên một hệ thống âm thanh lớn, thì bạn phải sử dụng kết hợp nhiều loa, hay nhóm loa, để mỗi nhóm loa đánh một băng tần khác nhau. Như vậy sẽ giúp âm thanh trở nên hay hơn, hấp dẫn và cuốn hút hơn.

Crossover chính là hệ thống phân chia tín hiệu âm thanh theo các tần số cao thấp và băng tần riêng biệt, sao cho tối ưu nhất. Mục đích là để phù hợp với những thiết bị âm thanh nhất định. Nhằm giúp âm thanh khi phát ra được hay hơn, chất lượng hơn.

Compressor

Khi tìm hiểu về compressor, đầu tiên bạn phải biết về hiệu ứng compression. Đây là một hiệu ứng giúp giảm bớt sự khác biệt về âm lượng của âm thanh giữa các tín hiệu âm thanh lớn nhất và các tín hiệu âm thanh nhỏ nhất. Do đó âm thanh loa phát ra sẽ đều đặn và mượt mà hơn rất nhiều.

Nghĩa là khi có các tín hiệu âm thanh đầu vào như một giọng hát hay một loại nhạc cụ thì chắc chắn âm thanh sẽ có lúc to, lúc nhỏ khác nhau theo mỗi giai đoạn của bản nhạc. Hiệu ứng compression này sẽ giúp giảm bớt sự biến động về âm lượng của âm thanh, cho bản nhạc nghe được hài hòa hơn. Và thế là compressor chính là thiết bị đóng vai trò xử lý hiệu ứng compression này.

Hay nói dễ hiểu hơn thì compressor sẽ thiết lập một mức âm lượng trung bình cho tín hiệu âm thanh "được phép" phát ra từ bộ dàn của bạn. Nhờ vậy mà âm thanh sẽ đạt hiệu quả cao hơn, không quá to và không quá nhỏ. Ngoài ra trong một số trường hợp khác, compressor cũng có thể giúp giọng hát trở nên hay hơn, có sức sống hơn, thay đổi chất âm cho bản mix trở nên hay hơn…

Cục đẩy công suất (Main hay Power amplifier)

Với 5 thiết bị trên thì bạn mới có một nửa dàn âm thanh hội trường sân khấu thôi. Chỉ còn hai thiết bị nữa nhưng đây là hai thiết bị quan trọng nhất. Bạn có thể ko cần Equalizer, không cần compressor nhưng không thể thiếu Cục đẩy công suất và Loa.

power-prolab-pa-4800pPower ProLAB PA-4800P

Các thiết bị tăng âm là những thiết bị cuối cùng trước khi ra hệ thống loa. Nói dễ hiểu, cục đẩy là thiết bị chuyển tín hiệu AT từ 0dB thành năng lượng có thể rung được màng loa (biến đổi điện năng thành cơ năng) để có thể nghe được.

Chú ý: chọn cục đẩy (main) có công suất lớn hơn 1,5 lần công suất loa; hoặc ít nhất cũng phải bằng công suất của loa.

Hệ thống loa

Đây là thiết bị cuối tuyền tải âm thanh đến tai người nghe. Trên thị trường, có rất nhiều loại loa hội trường, với nhiều chủng loại và xuất xứ khác nhau. Cần xác định rõ nhu cầu của bạn trước để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Để tránh lãng phí tiền bạc nhưng lại không đem đến hiệu quả như mong muốn.

loa-guinness-pdx-12

Loa GUINNESS PDX - 12

Đối với không gian hội trường, bạn nên lựa chọn dòng loa gọn nhẹ dễ dàng treo, lắp, có độ bền và hiệu suất làm việc cao. Sản phẩm có trang bị mạch bảo vệ loa ở cường độ cao là llựa chọn phù hợp khi mua loa hội trường.

Đặc biệt bạn nên tính toán kỹ lưỡng công suất của loa so với cục đẩy công suất. Để đảm bảo dàn âm thanh vận hành hoàn hảo nhất. Những không gian có thêm sân khấu ca nhạc hoặc chiếu video, chiếu phim, bạn cũng có thể trang bị loa Sub truyền tải âm siêu trầm cho chất âm sống động và trung thực.

sub-prolab-ps-18bSub ProLAB PS - 18B

Những điều cần lưu ý khi lắp đặt hệ thống âm thanh hội trường

Thiết bị phù hợp diện tích hội trường

Khi chuẩn bị setup cho hội trường, bạn cần biết được kích thước hội trường rộng bao nhiêu. Lựa chọn thiết bị vừa đủ khuếch tán âm thanh đến tất cả vị trí trong hội trường. Tránh tình trạng thừa hay thiếu công suất.

Khả năng tương thích giữa loa và bộ dàn

Độ nhạy của loa có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống âm thanh hội trường. Độ nhạy là yếu tố quan trọng đánh giá hiệu suất của loa ở mức công suất Amply nhất định. Do đó, bạn nên lựa chọn những loại loa có tính tương thích cao. Âm thanh càng tự nhiên lại càng tốt. Và nếu có thể nên cân nhắc mua hệ thống âm thanh đồng bộ.

Không treo quá nhiều vật liệu cứng trong phòng

Đây là những vật liệu có thể gây đến những tạp âm. Và khiến âm thanh của bạn sẽ không được chính xác và trung thực. Trước khi thiết kế, các kỹ sư phải khảo sát không gian để bố trí loa cho hợp lý. Khi đã lên phương án và lắp đặt thì hạn chế treo thêm các vật cứng xung quan phòng.

Xác định đúng nhu cầu hội trường

Đây là lưu ý cực kỳ quan trọng. Cơ bản không có một hội trường nào giống nhau. Mỗi một hội trường sẽ được sử dụng vào một mục đích cụ thể khác nhau. Vì thế chúng cần có những loại thiết bị chuyên dụng phục vụ riêng. Việc xác định được đúng nhu cầu sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều từ mua thiết bị; tính toán kinh tế và quan trọng nhất là không gây lãng phí cho những việc không cần thiết.

Liên hệ dịch vụ thi công dàn âm thanh hội trường

Với về dày 20 năm kinh nghiệm trong việc phân phối sản phẩm điện tử; Sóng Nhạc tự tin mang đến những sản phẩm chất lượng nhất cho khách hàng.

Để liên hệ tư vấn thi công âm thanh hội trường miễn phí, quý khách hàng có thể gọi đến Sóng Nhạc qua hotline: 1800 6518 hoặc đến hệ thống showroom tại địa chỉ :

- Showroom 1 : 146 Nguyễn Văn Cừ , Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.HCM

- Showroom 2: 124 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận 10, TP.HCM

Với đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình, Sóng Nhạc sẽ giúp bạn chọn được một dàn âm thanh hội trường sân khấu ưng ý nhất.

Xem thêm tại : https://songnhacaudio.vn/

Nhận xét